Khả năng phát triển mạnh mẽ của Microsoft, dù rằng hầu hết mọi thứ họ làm đều đi chệch hướng, có thể là một câu chuyện thú vị về sự đổi mới của công ty. Hoặc cũng có thể là một minh chứng cho thấy các công ty độc quyền khó có thể sụp đổ. Hoặc là cả hai.
Có lẽ sẽ có nhiều người tự mình đặt câu hỏi: Sự thành công và nổi tiếng của những siêu sao Big Tech có phải đến từ việc họ là công ty giỏi nhất trong những gì họ làm hay vì họ đã trở nên quá mạnh mẽ đến mức có thể tiếp tục trượt dài trên những thành công trong quá khứ?
Và đến cuối cùng, sự tức giận từ giới công nghệ đối với Big Tech đã tăng lên đỉnh điểm, các vụ kiện độc quyền, đề xuất luật mới cho đến những phản đối gay gắt. Điều đó dẫn đến những cuộc tranh luận về việc liệu dấu ấn của cuộc sống kỹ thuật số có phải động lực thúc đẩy sự tiến bộ hay chúng thực sự tạo ra những đế chế không thể xô đổ. Và chúng ta có thể coi Microsoft thuộc diện nào?
Thời kỳ đen tối của Microsoft kéo dài từ giữa những năm 2000 đến năm 2014. Nhưng họ kỳ lạ hơn là tồi tệ. Microsoft đã quá thô lỗ đến mức chế nhạo mọi quảng cáo truyền hình của Apple và nhiều người trong ngành công nghệ chẳng muốn "đụng chạm" gì đến họ. Công ty đã thất bại trong việc tạo ra một công cụ tìm kiếm phổ biến, cố gắng cạnh tranh vô ích với Google trong lĩnh vực quảng cáo kỹ thuật số và bất lực trong việc bán hệ điều hành smartphone hoặc các thiết bị của riêng mình.
Thế nhưng, ngay cả những năm buồn bã nhất của Microsoft, công ty vẫn kiếm được rất nhiều tiền. Năm 2013, thời điểm mà Steve Ballmer rời bỏ tư cách giám đốc điều hành, công ty đã thu được lợi nhuận hơn 27 tỉ USD, cao hơn rất nhiều so với Amazon trong năm 2020.
Bất kể phần mềm của Microsoft lỗi như thế nào, vốn đã xảy ra đến mức không đếm xuể từ trước đến nay, nhiều doanh nghiệp vẫn cần phải mua những chiếc máy tính Windows, phần mềm email và tài liệu của Microsoft cũng như công nghệ của họ để chạy các chiếc máy tính back-end mạnh mẽ, được gọi là máy chủ. Microsoft sử dụng những sản phẩm thiết yếu đó làm đòn bẩy để phân nhánh các ngành kinh doanh mới, có thể sinh lời, bao gồm phần mềm thay thế các hệ thống điện thoại, cơ sở dữ liệu và hệ thống lưu trữ file thông thường.
Không phải lúc nào Microsoft cũng tuyệt vời trong những năm đó, nhưng công ty đã làm mọi thứ khá tốt. Gần đây, Microsoft đã đạt được sự thành công cả về tài chính lẫn các công nghệ tiên tiến. Sự thay đổi này là một dấu hiệu tốt hay lại là một tín hiệu ảm đạm?
Về mặt tích cực, Microsoft đã làm đúng ít nhất một điều quan trọng: điện toán đám mây – một trong những công nghệ quan trọng nhất trong 15 năm qua. Điều đó, kết hợp cùng với sự thay đổi văn hóa, là những nền tảng đã đưa Microsoft từ chiến thắng này đến chiến thắng khác, bất chấp các sai lầm về chiến lược và sản phẩm của mình. Đây là điều mà hầu hết mọi người đều muốn Microsoft thay đổi.
Microsoft cũng khác biệt với các công ty Big Tech khác khi họ có thể mau phục hồi hơn. Các doanh nghiệp mới là khách hàng của Microsoft, chứ không phải là cá nhân, và công nghệ được bán cho những tổ chức không nhất thiết phải tốt để giành chiến thắng.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Microsoft tận dụng quy mô của mình để duy trì sự thành công, lôi kéo khách hàng, bất chấp tình trạng thụt lùi, tạo ra những sản phẩm lớn thiếu công nghệ mới cùng với đội ngũ lãnh đạo bảo thủ? Có phải Microsoft quá lớn và mạnh mẽ đến mức "bất khả chiến bại" và công ty chỉ "dậm chân tại chỗ"? Và liệu Facebook hay Google ngày nay có thể so sánh với Microsoft của năm 2013 hay không? Họ đã cố gắng đến mức phát triển mạnh mẽ như hiện tại dù rằng không phải là người giỏi nhất.
Quy mô và sức mạnh không đảm bảo một công ty có thể tránh khỏi những sai lầm và luôn phù hợp với thời thế. Nhưng rất nhiều vấn đề và cuộc chiến công nghệ xoay quanh những câu hỏi đó đã xuất hiện trong năm nay. Có thể, công cụ tìm kiếm của Google, hệ thống mua sắm của Amazon, công cụ quảng cáo của Facebook là vô cùng tuyệt vời. Hoặc đơn giản là chúng ta chưa có những lựa chọn thay thế tốt hơn, bởi các gã khổng lồ hùng mạnh sẽ không cần phải tốt hơn để duy trì vị trí thống trị của mình.
(Theo VnReview, The New York Times)
Một số sự kiện công nghệ đáng chú ý nhất tuần qua bao gồm chuyện Facebook kiện hacker Việt Nam, Apple phát hành iOS 15 bản public beta hay triển lãm MWC diễn ra trong bối cảnh đại dịch...
" alt=""/>Vì sao đế chế Microsoft rất khó sụp đổ?“Vào khoảng cuối năm tới, chúng ta sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về CBDC của Nhật Bản trông như thế nào”, Hideki Murai, người đứng đầu mảng tiền điện tử của LDP trả lời phỏng vấn của Reuters.
Dù vẫn chưa có quyết định nào được ban hành ngay lập tức, nhưng kế hoạch chi tiết có thể tạo ra tranh luận về tác động của CBDC tới các tổ chức tài chính, ông Murai cho biết.
Đây là một bài kiểm tra xem đồng Yên số có lấn át hoặc can thiệp được vào khu vực tư nhân hay không.
Ngành tài chính của Nhật Bản đang phải đối diện với thách thức khi ngày càng nhiều các công ty không phải nhà băng (fintech) nhảy vào lĩnh vực thanh toán trực tuyến.
Nhưng nếu CBDC có thể xoay trục để giúp các ngân hàng thương mại trở thành trung gian quan trọng, dòng tiền và dữ liệu từ các nền tảng nói trên có thể đổ về các ngân hàng.
![]() |
Người dân xếp hàng đổi tiền Yên Nhật tại một sân bay ở gần thủ đô Tokyo. |
“Nếu Ngân hàng Nhật Bản phát hành CBDC, đây sẽ là một tác động lớn với ngành tài chính và hệ thống thanh toán của Nhật. CBDC có tiềm năng lớn trong việc định hình lại toàn bộ những thay đổi của ngành tài chính Nhật Bản”, ông Murai nhận định.
Đồng Yên số cũng giúp đảm bảo sự cạnh tranh với các đồng tiền số của các nước khác như đồng Nhân dân tệ số của Trung Quốc.
Ngân hàng Nhật Bản cùng với bảy ngân hàng lớn đang xem xét xây dựng hệ thống lõi của CBDC.
“Nếu đồng Nhân dân tệ số trở nên quá tiện lợi và được dùng thường xuyên bởi du khách hoặc trở thành phương tiện thanh toán chính cho thương mại, mối tương quan giữa đồng Yên và Nhân dân tệ có thể thay đổi và làm xói mòn vị thế của đồng Yên như một loại tiền tệ trú ẩn an toàn”, ông Murai cho biết.
Phương Nguyễn (Theo Reuters)
Vài năm trở lại đây, đầu tư tiền ảo, ngoại hối (forex) là những hình thức đầu tư mới được rất nhiều người chú ý, tuy nhiên, các hoạt động này hoàn toàn tự phát và chưa được Nhà nước cho phép.
" alt=""/>Cạnh tranh với Trung Quốc, Nhật Bản sắp phát hành tiền sốPimEyes là công cụ tìm kiếm khuôn mặt từ ảnh khuôn mặt gốc do người dùng cung cấp. Ảnh: Steemit.
Cách hoạt động của PimEyes không quá khác so với Clearview AI, dịch vụ đang được sử dụng bởi cảnh sát và các nhà lập pháp tại nhiều quốc gia. Theo Medium, thuật toán tìm kiếm của PimEyes hiện chưa mạnh như Clearview AI, các website mà công cụ này có thể tìm khuôn mặt cũng khá hạn chế.
Trên website chính thức, PimEyes nói mục đích của công cụ này là bảo vệ quyền riêng tư, tránh việc lạm dụng hình ảnh. Tất nhiên không ngoại trừ trường hợp một người cố tình tải ảnh của họ lên mạng xã hội, biến PimEyes thành công cụ tìm người theo đuổi (stalk).
Để tạo ra doanh thu, PimEyes cung cấp gói trả phí cho phép người dùng biết được hình ảnh kết quả được lưu trên website nào, gửi thông báo nếu có hình mới của người đó được tải lên (tối đa 25 người). Nhà phát triển cũng cho phép lập trình viên tìm kiếm hình ảnh trên cơ sở dữ liệu của họ.
Những công cụ tìm kiếm khuôn mặt khá hiếm nhưng không mới. Vào năm 2016, hãng công nghệ NtechLab của Nga đã giới thiệu FindFace với tính năng tương tự PimEyes. Dịch vụ này đã bị đóng cửa với người dùng bình thường để cung cấp cho chính phủ Nga.
Tính năng tìm kiếm bằng hình ảnh cũng có mặt trên Google nhiều năm qua, tuy nhiên nó không sử dụng thuật toán nhận diện khuôn mặt riêng biệt như PimEyes.
![]() |
Người dùng có thể mua bản trả phí của PimEyes để biết hình ảnh kết quả được lưu trên website nào, nhận thông báo nếu có ảnh mới. Ảnh: PimEyes. |
Theo PimEyes, tính năng tìm kiếm hình ảnh của Google dựa trên siêu dữ liệu (metadata) liên kết với hình ảnh trên website với sự giống nhau của các thành phần, phông nền và thuộc tính không phải sinh trắc học. Do đó, nếu tải lên ảnh chân dung mà không có phông nền, Google sẽ trả về những hình ảnh chân dung có phông nền tương tự, song là của người khác chứ không phải bạn.
Website của PimEyes nói rằng các nhà lập pháp có thể ký hợp đồng đặc biệt để tìm kiếm hình ảnh trên các "web ngầm" (darknet website). PimEyes cũng hợp tác với Paliscope, phần mềm điều tra cho các nhà lập pháp để cung cấp ảnh khuôn mặt cho tài liệu và video phục vụ điều tra.
Gần đây, họ còn hợp tác với tổ chức 4theOne để hỗ trợ tìm kiếm những đứa trẻ bị bán.
Vẫn còn nhiều thắc mắc liên quan đến PimEyes như làm thế nào công cụ này lấy dữ liệu từ khuôn mặt người, hợp đồng với nhà lập pháp ra sao và sự chính xác của thuật toán. Quyền riêng tư cũng là lo ngại lớn của người dùng.
Theo Zing
Bốn nhà xuất bản lớn đã đệ đơn kiện công ty Internet Archive với cáo buộc vi phạm bản quyền nghiêm trọng khi cho phép người dùng đọc sách điện tử miễn phí thông qua một thư viện khẩn cấp quốc gia.
" alt=""/>Thêm một công cụ gây tranh cãi trên Internet